Commodities là gì? Giao dịch hàng hóa cho người mới bắt đầu

Jitanchandra Solanki
39 Phút đọc tối thiểu

Liệu trader có biết Commodity trading hay giao dịch hàng hóa đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại?

Thị trường hàng hóa được hình thành tại Sumer (ngày nay là Iraq) trong giai đoạn 4500 trước công nguyên. Khi đó, người dân địa phương sử dụng các tấm thẻ bằng đất sét (token) làm vật ngang giá để trao đổi dê. Thậm chí, vào thế kỷ thứ 17 tại Nhật, thương nhân buôn gạo đã giao dịch hàng hóa bằng cách bán 'phiếu gạo' (giống với token của người sumer) cho người mua.

Thế nhưng, commodity trading (giao dịch hàng hóa) chỉ thực sự phát triển khi Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế Chicago thành lập năm 1848. Hiện nay, đây là một trong những sở giao dịch hàng hóa nổi tiếng nhất thế giới với các nhà đầu cơ, thương nhân và tổ chức tài chính.

Con người tiếp xúc với hàng hóa mỗi ngày - từ cốc cà phê hay nước cam mỗi sáng, đến xăng xe hay vật dụng thiết yếu trong gia đình. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách đầu tư hay giao dịch kiếm lời trên những nguyên vật liệu thô này.

Trong bài viết hôm nay, Admirals sẽ cùng trader tìm hiểu commodity là gì, hàng hóa là gì, cơ chế thúc đẩy thị trường hàng hóa, cách giao dịch hàng hóa cùng nhiều chủ đề

Trước tiên, hãy cùng nhau trả lời câu hỏi: Commodity là gì? Commodities là gì? Giao dịch hàng hóa là gì?

Commodity là gì? Giao dịch hàng hóa là gì?

Trước khi tìm hiểu "commodity trading là gì", "giao dịch hàng hóa là gì", chúng ta sẽ cùng nhau trả lời "Commodity là gì", "hàng hóa là gì"

Về cơ bản, hàng hóa (commodity) là sản phẩm hoặc nguyên vật liệu thô được sử dụng trong thương mại. Chúng là thành phần cấu tạo nên các sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp hơn. Ví dụ, đường và cacao là hai loại hàng hóa tạo nên một thanh sôcôla.

Điểm khác biệt giữa hàng hóa và các sản phẩm khác là chúng được tiêu chuẩn hóa và có thể thay thế cho nhau. Giá trị của chúng được tính dựa trên các hàng hóa liên quan. Nghĩa là dù hàng hóa được sản xuất ở đâu, công ty nào sản xuất thì hai đơn vị hàng hóa tương đương sẽ ít nhiều có cùng chất lượng và mức giá. Vì thế 500 gram đường sẽ có giá trị tương đương nhau dù chúng được sản xuất tại Ấn Độ, Brazil hay Việt Nam.

Trong quá khứ, ta thường giao dịch hàng hóa trực tiếp, nhưng hiện nay hầu hết mọi người đều đầu tư hàng hóa online.

Nếu đã sẵn sàng giao dịch hàng hóa online, trader hãy chọn sàn Admirals và đầu tư tư CFD với nhiều loại hàng hóa như dầu thô, khí thiên nhiên, cà phê, nước cam hay thậm chí là vàng! Hãy click vào banner dưới đây để giao dịch vàng ngay hôm nay!

Commodities là gì: 4 thị trường giao dịch hàng hóa

Về cơ bản, hàng hóa được khai thác, nuôi trồng hoặc sản xuất. Hiện nay, thị trường hàng hóa có 4 loại như sau:

  • Hàng hóa nông sản: Gồm các nguyên liệu thô như đường, sợi bông, hạt cà phê....
  • Hàng hóa năng lượng: Gồm các sản phẩm dầu mỏ như dầu và gas.
  • Hàng hóa kim loại: Gồm các kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, nhưng cũng có cả kim loại thường như đồng.
  • Hàng hóa chăn nuôi: Gồm ba chỉ lợn, gia súc gia cầm và nhiều loại thịt khác.

Ngoài ra, giao dịch hàng hóa còn có 2 thuật ngữ là hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. Hàng hóa cứng (hard commodity) là các nguồn tài nguyên cần được khai thác (vàng, dầu thô...). Hàng hóa mềm (soft commodity) là các sản phẩm nông nghiệp hoặc gia súc gia cầm (lúa, đậu tương, thịt lợn, đường…

Hàng hóa có thể giao dịch là gì? Như trader cũng biết, một số loại hàng hóa được giao dịch nhiều hơn các loại khác. Ví dụ: Hàng hóa chăn nuôi Feeder Cattle chỉ có quan hệ mật thiết với người nông dân và các công ty phân phối chứng khoán - Vì thế, nó không tạo ra quá nhiều hoạt động giao dịch. Theo như TradingView, tổng khối lượng giao dịch của hàng hóa chăn nuôi (Feeder Cattle) trong tháng 09 năm 2021 chỉ là 7.741 hợp đồng. Con số này thể hiện tổng số hợp đồng có quyền mua bán của feeder cattle mà các nhà đầu tư đã mua và bán trong tháng 9/2021.

Thế nhưng, một thị trường hàng hóa như dầu thô có liên quan tới nhiều công ty khoan dầu khí đại chúng, công ty khoan dầu khí chính phủ, công ty dịch vụ như BP và Shell, các hãng hàng không mua bán dầu để kiểm soát chi phí nhiên liệu và tất nhiên là cả các nhà đầu cơ thì có khối lượng giao dịch rất lớn. Theo TradingView, tổng khối lượng giao dịch dầu thô (Crude Oil) trong tháng 9/2021 là hơn 14 triệu hợp đồng - một khác biệt quá lớn với Feeder Cattle.

Trong phần tiếp theo, chúng ta ta sẽ tìm hiểu các giao dịch hàng hóa được thực hiện nhiều nhất trên thị trường tài chính.

Giao dịch hàng hóa nông sản

Cà phê: Cà phê là một trong những thức uống được yêu thích nhất với mức tiêu thụ 2,25 tỷ cốc mỗi ngày. Nó cũng là một trong những thị trường hàng hóa được giao dịch nhiều nhất thế giới, chỉ đứng sau dầu mỏ.

Đường: Cả đường trắng và đường thô đều được giao dịch trên thị trường hàng hóa. Tuy phần lớn chúng ta coi đường là chất tạo độ ngọt, nhưng thực tế nó đóng vai trò vô cùng trọng trong quá trình sản xuất ethanol. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép của thị trường này được dự báo là 2,9% và sẽ đạt tới 89,24 tỷ USD năm 2024.

Giao dịch hàng hóa năng lượng

Dầu thô: Dầu thô - crude oil là một loại giao dịch hàng hóa vô cùng nổi tiếng có độ biến động cao. Vì các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới đến từ Saudi Arabia, Mỹ, Nga và Trung Quốc nên đây là thị trường hàng hóa có khả năng phản ứng rất nhanh với sự kiện chính trị. Ngoài ra nhu cầu sử dụng dầu thô cũng rất cao vì nó được dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, phân bón, máy tính, mỹ phẩm và nhiều loại hàng hóa khác. WTI và Brent là 2 loại dầu thô được dùng làm tiêu chuẩn so sánh giá dầu.

Khí thiên nhiên: Khí thiên nhiên thường được dùng trong công nghiệp, thương mại và sinh hoạt (bao gồm cả việc tạo ra điện). Các nhà sản xuất khí thiên nhiên hàng đầu là Gazprom, Royal Dutch Shell, ExxonMobil, PetroChina và BP.

Giao dịch hàng hóa kim loại

Vàng: Vàng cũng là một thị trường hàng hóa nổi tiếng trong giao dịch. Được biết đến là tài sản trú ẩn an toàn, trader thường giao dịch vàng khi thị trường tài chính rối loạn. Điều này nghĩa là giá trị của vàng thường xuyên trái ngược với giá trị của US dollar.

Bạc: Tuy vàng là kim loại nổi tiếng nhất trong thị trường hàng hóa, nhưng bạc cũng có những lợi thế nhất định. Giá bạc thường dịch chuyển nhanh hơn giá vàng, vì thế nó khá hấp dẫn với các nhà đầu tư hàng hóa ngắn hạn. Ngược lại, vàng có giá trị cao hơn và phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn.

Đồng: Đồng nằm trong danh mục hàng hóa được giao dịch nhiều vì nó có nhu cầu sử dụng cao. Đồng được dùng trong các thiết bị điện, xây dựng, hệ thống nước và đồ dùng nhà bếp. Giá đồng là chỉ báo đo lường sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Vì thế, đầu tư vào đồng là phương pháp đi theo xu hướng lên của GDP thế giới.

Các giao dịch hàng hóa phái sinh trên Admirals

Với sàn giao dịch hàng hóa quốc tế Admirals, trader có thể đầu tư hàng hóa phái sinh CFD trên 16 thị trường hàng hóa lớn nhất cùng 10 loại giao dịch hàng hóa tương lai CFD khác. Dưới đây là danh sách các giao dịch hàng hóa phái sinh có mặt trên Admirals:

Giao dịch hàng hóa nông sản (Agricultural Commodity)

  • Cà phê Arabica (Arabica Coffee)
  • Ca cao (Cocoa)
  • Sợi bông (Cotton)
  • Nước Cam (Orange Juice)
  • Cà phê Robusta (Robusta Coffee)
  • Đường thô (Sugar Raw)
  • Đường trăng (Sugar White)

Giao dịch hàng hóa năng lượng (Energy Commodity)

Giao dịch hàng hóa kim loại (Metal Commodities)

  • Vàng (Gold)
  • Đồng (Copper)
  • Paladi (Palladium)
  • Bạch kim (Platinum)
  • Bạc (Silver)
  • XAUAUD

Nếu đã sẵn sàng giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam cùng hàng nghìn sản phẩm tài chính khác như tiền tệ, cổ phiếu, trader chỉ cần click vào banner dưới đây và giao dịch ngay bây giờ!

Để bắt đầu giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam, trader cần:

  1. Đăng ký tài khoản giao dịch với một sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam
  2. Mở tài khoản thực hoặc tài khoản demo
  3. Tải phần mềm giao dịch MetaTrader 5.
  4. Bắt đầu giao dịch!

Các yếu tố tác động đến giá giao dịch hàng hóa

Mỗi loại giao dịch hàng hóa có yếu tố tác động khác nhau. Giá hàng hóa biến động mạnh nhất khi sự khan hiếm hay dư thừa trên thị trường thay đổi, nghĩa là mức cung và cầu thay đổi. Tuy nhiên, nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như USD, sản phẩm thay thế hoặc thời tiết...

Nguồn cung trong giao dịch hàng hóa - trade hàng là gì?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, như sự can thiệp từ chính phủ, thời tiết, chiến tranh....

Ví dụ, vào ngày 14/09/2019, nhà máy sản xuất dầu lớn nhất Saudi Arabia bị tấn công bởi máy bay không người lái, khiến cho sản lượng dầu nước này giảm 5 triệu thùng một ngày, tương đương với 50% sản lượng dầu hiện tại và 5% nguồn cung dầu thô trên thế giới. Sự kiện này đã khiến giá dầu thô tăng vọt.

Khi thị trường hàng hóa mở lại vào 16/09, giá dầu thô Brent tăng mạnh từ 60,42 trong tối ngày 13/09 lên 72,19 vào ngày 16/09 - tăng đến 19,4%. Cùng thời điểm đó, giá dầu thô WTI tăng lên 15,5% - từ 54,79 lên 63.28.

Nguồn: Admirals MT5 - Biểu đồ hàng ngày WTI - Phạm vi dữ liệu: 07/05/2019 đến 12/12/2019 - truy cập ngày 22/09/2021 luc 11:55 am EET - Xin lưu ý: Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.

Giá dầu thô tăng mạnh vì nguồn cung trên thị trường giảm, nhưng nguồn cầu không giảm. Các tổ chức tài chính và thương mại tranh giành nhau để có được số dầu còn lại. Việc 'khan hiếm' này thường khiến giá hàng hóa tăng lên.

Khi giao dịch hàng hóa, trader cần nhớ rằng nguồn cung hàng hóa bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các chính sách của chính phủ (ví dụ như trừng phạt kinh tế) và tình hình Trung Đông đang khá căng thẳng khi Saudi Arabia chiếm tới 1/5 trữ lượng dầu thế giới.

Nguồn cầu trong giao dịch hàng hóa là gì?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa, như sự thay đổi thói quen mua sắm và sức khỏe của nền kinh tế. Ví dụ: Hiện nay thói quen tiêu thụ đường của nhiều người đã thay đổi. Con người đang cố gắng sử dụng ít đường hơn. Nếu nhiều người làm được điều này thì nhu cầu mua đường sẽ giảm. Trong biểu đồ dưới đây, trader sẽ thấy giá đường trong khung thời gian dài hạn:

Nguồn: Admirals MT5 - Biểu đồ hàng ngày của Đường Trắng- Phạm vi dữ liệu: 19/04/2009 đến 16/06/2020 - Truy cập ngày 20/09/2021 lúc 8:31 PM GMT

Các ô màu vàng trên biểu đồ thể hiện giá đường giảm mạnh đầu năm 2010. Tuy nhiên, giá đường đã tăng lên trong khoảng thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016, vì sự khan hiếm đường trên toàn cầu. Thực tế là vì nguồn cung cấp đường bị gián đoạn bởi sản lượng sản xuất đường tại Brazil giảm (và đây là quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới), khiến đường trở nên 'khan hiếm' và giá đường tăng lên.

Trong trường hợp này, thay đổi thời tiết khiến giá đường tăng lên nhưng nhu cầu tiêu thụ lại đóng vai trò quan trọng nhất nên giá đường vẫn giảm xuống. Đấy là lý do vì sao giao dịch hàng hóa phái sinh CFD lúc này sẽ hữu dụng.

Nguồn cầu trong giao dịch hàng hóa - WTI

Giao dịch hàng hóa có thể biến động mạnh và theo một xu hướng trong thời gian dài. 

Giá dầu thô WTI trong năm 2020 đã giảm từ mức gần 65 USD/thùng xuống âm trong 4 tháng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến giá dầu thô WTI giảm cùng lúc, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do nhu cầu đi lại giảm vì đại dịch Covid-19

Tại thời điểm đó, các nhà sản xuất tiếp tục đạt sản lượng dầu cao kỷ lục dù các nhà phân tích đã cảnh báo nhu cầu sử dụng dầu thô giảm vì lệnh hạn chế đi lại do Covid-19

Tất cả những yếu tố này khiến kho dự trữ dầu trên toàn thế giới đầy ắp và không còn nơi để lưu trữ. Vì thế, các nhà bán dầu đã phải trả tiền cho người mua để làm trống kho lưu trữ. 

Vậy tại sao nhà sản xuất tiếp tục duy trì sản lượng dầu?

Để giếng dầu ngừng hoạt động, nhà sản xuất tốn rất nhiều chi phí từ chi phí con người đến tiền của. Để giếng dầu hoạt động trở lại, nhà sản xuất còn tốn nhiều chi phí hơn. Do đó, họ buộc phải duy trì hoạt động sản xuất ngay cả khi thua lỗ trong một thời gian ngắn và chấp nhận trả tiền để các công ty phân phối lấy dầu.

Biểu đồ dưới đây thể hiện giá dầu CRUDEOIL có xu hướng giảm từ 65 USD mỗi thùng xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử

Tại thời điểm chúng tôi viết bài này, giá dầu thô đã phục hồi và đang được giao dịch xung quanh mức 37,6 USD/thùng.

Nguồn: Admirals MT5 - Biểu đồ hàng ngày CRUDOIL - Phạm vi dữ liệu: 23/04/2015 đến 06/06/2020. Được chụp ngày 20/09/2021

Với giao dịch hàng hóa phái sinh CFD, trader có thể thu lời từ thị trường lên cũng như thị trường xuống - miễn là xác định đúng xu hướng. Ta đã biết các yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa, cũng như các thị trường hàng hóa được giao dịch nhiều nhất, giờ làm thế nào ta có thể giao dịch hàng hóa hoàn toàn KHÔNG rủi ro?

Với tài khoản demo của Admirals, trader có thể giao dịch trên hàng nghìn thị trường tài chính (bao gồm cả năng lượng, kim loại và hàng hóa nông sản) hoàn toàn miễn rủi ro! Vậy còn chờ gì nữa mà không click ngay vào banner dưới đây và bắt đầu giao dịch!

Commodity Trading: Mối quan hệ giữa Giao dịch Hàng hóa và USD

Ngoài quan hệ cung - cầu, hành vi của USD cũng ảnh hưởng đến giá hàng hóa.

USD là đồng tiền dự trữ của thế giới, và hàng hóa trên thị trường được định giá bằng USD. Điều này nghĩa là giá trị của USD so với các đồng tiền khác liên quan trực tiếp tới giá hàng hóa. Do đó, khi giá USD so với các đồng tiền khác giảm, ta sẽ cần nhiều USD hơn để mua hàng hóa.

Vàng là một tài sản trú ẩn an toàn và thường được trader giao dịch khi giá trị của USD giảm xuống, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng kinh tế. Vì thế, vàng không chỉ được hưởng lợi từ việc có giá trị USD cao hơn, mà còn được hưởng lợi từ việc trader chuyển sang đầu tư vàng, khiến giá vàng tăng mạnh hơn các giá hàng hóa khác.

Sản phẩm thay thế trong giao dịch hàng hóa 

Thị trường có xu hướng tìm các sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn. Khi giá của một hàng hóa ngày càng đắt, người mua sẽ tìm đến các sản phẩm có giá rẻ hơn để thay thế. Nếu tìm được sản phẩm thay thế phù hợp, họ bắt đầu mua chúng và giảm nhu cầu tiêu thụ đối với hàng hóa hiện tại. Điều này có thể khiến giá hàng hóa giảm xuống.

Đồng là một ví dụ điển hình trong trường hợp này. Nó được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và khi giá đồng tăng lên, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu dùng nhôm để thay thế.

Ảnh hưởng của thời tiết đến giá giao dịch hàng hóa

Thời tiết có thể ảnh hưởng đến giá hàng hóa. Các hàng hóa nông sản có thể bị ảnh hưởng nếu thời tiết thay đổi bất thường như mưa to hay hạn hán. Các mặt hàng như ca cao, cà phê, cam được nuôi trồng và thu hoạch khi đến vụ. Vì thế, chúng cần một chu kỳ thời tiết nhất định để cây cối phát triển.

Ngoài ra, thời tiết còn ảnh hưởng đến giá hàng hóa năng lượng. Nếu mùa đông quá lạnh, nhu cầu làm ấm tăng lên, con người sẽ tiêu thụ nhiều dầu sưởi và khí thiên nhiên hơn. Thời tiết quá nóng thì nhu cầu sử dụng điều hòa tăng lên. Con người sẽ mua nhiều hàng hóa, sản phẩm điện tử liên quan đến khí thiên nhiên và than đá.

Nguyên nhân trader nên giao dịch hàng hóa - Commodity trading là gì?

Tuy nguyên nhân giao dịch hàng hóa có rất nhiều nhưng chỉ có 3 lý do là thực sự quan trọng. Đó là gia tăng dân số thế giới, chống lạm phát và đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến giao dịch hàng hóa

Dân số thế giới tăng trưởng mạnh kể từ đầu thế kỷ 20 và hiện nay đang chạm mốc 7,8 tỷ người. Tuy tỷ lệ tăng trưởng hàng năm chậm, nhưng vẫn đạt mức 1% một năm, và sẽ tiếp tục tăng lên.

Tăng trưởng dân số làm nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa kim loại và năng lượng. Dân số tăng lên đồng nghĩa với việc thức ăn được tiêu thụ nhiều hơn và nhu cầu mua sắm hàng hóa nông sản tăng lên.

Về cơ bản, càng nhiều người thì nhu cầu càng cao. Vì thế, về lâu về dài, giá hàng hóa sẽ tăng lên.

Giao dịch hàng hóa có thể chống lạm phát

Lạm phát là giá hàng hóa tăng trong khi giá trị của tiền giảm. Khi đó, ta cần nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa tương tự trong tương lai.

Bằng cách đầu tư hàng hóa, trader không bị ảnh hưởng bởi giá tăng và có thể kiếm lời từ việc bán hàng hóa với giá cao hơn trong tương lai.

Giao dịch hàng hóa có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư

Rất nhiều trader không có danh mục đầu tư đa dạng. Tại Việt Nam, giá trị ròng của một hộ gia đình có liên quan mật với thiết đến tài sản của họ. Trong khi đó, các nhà đầu tư thường chỉ đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu

Vấn đề ở đây là nếu thị trường đầu tư giảm mạnh (ví dụ: nếu bất động sản hoặc thị trường chứng khoán sụp đổ), thì khoản đầu tư của trader sẽ chịu tổn thất lớn. Ngược lại, nếu đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, thì chỉ những giao dịch trong thị trường xuống bị ảnh hưởng còn tổng thể danh mục đầu tư vẫn ổn định, vì những thị trường khác vẫn ổn định hoặc thậm chí còn trong xu hướng lên.

Hàng hóa là một lớp tài sản mà trader có thể thêm vào danh mục đầu tư để đa dạng hóa và quản trị rủi ro tốt hơn.

Giao dịch hàng hóa và nhận 100% Welcome bonus với Admirals ngay hôm nay!

Admirals hiện đang có chương trình tặng 100% Welcome Bonus lên đến $5000 ngay khi trader nạp tiền vào tài khoản giao dịch. Hãy click vào banner dưới đây, tạo tài khoản giao dịch và nạp tiền ký quỹ ngay hôm nay!

Commodity Trading: Lịch sử hình thành và phát triển của giao dịch hàng hóa

Sau khi tìm hiểu commodity là gì, giao dịch hàng hóa là gì và tại sao lại giao dịch hàng hóa, trader cần biết lịch sử hình thành và phát triển của giao dịch hàng hóa.

Tuy không thể biết chính xác ngày thị trường giao dịch hàng hóa được hình thành, nhưng nhiều người tin rằng giao dịch hàng hóa có từ khi nền văn minh cổ đại xuất hiện.

6.000 năm trước tại Trung Quốc, giao dịch hàng hóa đã bắt đầu với buôn gạo. Trong giai đoạn 4.500 và 4.000 trước công nguyên, người Sumer đã biết sử dụng các đồng tiền bằng đất sét (clay token) để mua gia súc gia cầm.

Tuy nhiên, phải đến khi người Hy Lạp và La Mã chọn vàng bạc làm phương tiện thanh toán (tiền) thì giao dịch hàng hóa (vàng) mới được sử dụng rộng rãi trong thế giới cổ đại.

Và phải đến vài thế kỷ trước thì thị trường giao dịch hàng hóa hiện đại mới phát triển thông qua hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai (Future contract) cho phép 2 bên (người mua và người bán) thỏa thuận giao dịch tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã định trước. Mức giá này được xác định mà không cần quan tâm giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm hợp đồng hết hạn.

Ví dụ điển hình nhất về giao dịch hàng hóa phái sinh future contract diễn ra vào những năm 1800 tại Mỹ, khi những người nông dân ở Trung Tây Hoa Kỳ mang thóc, lúa mỳ và ngũ cốc tới Chicago để lưu trữ trước khi vận chuyển đến Đông Duyên Hải Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong thời gian lưu trữ, giá của các mặt hàng này có thể thay đổi do cung tăng hoặc cầu tăng, hay chất lượng sản phẩm giảm khi lưu trữ.

Thay vì chấp nhận rủi ro khi giá hàng hóa đột ngột thay đổi, cả 2 bên có thể ký một hợp đồng kỳ hạn yêu cầu người bán cung cấp môt lượng thóc, lúa mỳ hay ngũ cốc với mức giá đã định trước vào ngày hết hạn hợp đồng. Để thực hiện nghĩa vụ này, người bán sẽ được trả trước số tiền mua hàng hóa.

Thật không may là những hợp đồng kỳ hạn như trên không thực sự hữu dụng. Người mua vẫn chịu khá nhiều rủi ro vì phải trả trước cho người bán. Do đó, hợp đồng hàng hóa tương lai ra đời với các điều khoản dịch vụ hàng hóa, ngày hết hạn và điều khoản vận chuyển được ký kết ở hiện tại nhưng thực hiện ở một thời điểm trong tương lai. Sự khác biệt lớn nhất là hợp đồng hàng hóa tương lai được hình thành thông qua một trung tâm thanh toán bù trừ - Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế Chicago. Đây sẽ là đối tác của cả người mua và người bán trong giao dịch hàng hóa. Nhờ đó, rủi ro thanh toán được loại bỏ.

Khoảng 100 năm sau đó, các sản phẩm nông nghiệp là hàng hóa được giao dịch nhiều nhất với hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, vào giữa những năm 1900, sợi bông, mỡ lợn, gia súc gia cầm và kim loại quý cũng dần dần được giao dịch tương lai.

Đến những năm 1970s thì các sản phẩm tài chính mới ra đời - các công cụ giao dịch này cho phép trader đầu cơ tích trữ trên biến động giá hàng hóa, mà không cần phải mua hoặc bán hàng hóa thực. Sau đó, khi con người bắt đầu tham gia đầu tư hàng hóa nhiều hơn, thì phí giao dịch hàng hóa phái sinh cho hợp đồng tương lai được tạo ra, và sự phát triển của internet đã giúp trader giao dịch hàng hóa phái sinh với hợp đồng tương lai trực tuyến. Ngày nay, chúng ta có rất nhiều công ty chuyên giao dịch hàng hóa phái sinh LLC như Macquarie, VTB và Zenrock.

Giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều cách giao dịch hàng hóa, bao gồm cả đầu tư hàng hóa hữu hình (hàng hóa vật thể), giao dịch hàng hóa tương lai (hàng hóa phái sinh), giao dịch hàng hóa quyền chọn, giao dịch hàng hóa ETF, giao dịch hàng hóa cổ phiếu và giao dịch hàng hóa CFD. Hãy cùng nghiên cứu kỹ hơn về từng kênh đầu tư hàng hóa phái sinh này. 

Giao dịch hàng hóa hữu hình

Mua bán hàng hóa trực tiếp (ví dụ. trực tiếp mua dầu, hoặc vàng hoặc đường) là cách giao dịch hàng hóa đã có từ rất lâu. Nếu giá hàng hóa tăng lên thì ta sẽ tìm người mua và 'bỏ túi' lợi nhuận chênh lệch.

Tuy nhiên, liệu ta có thực sự tìm được nhà sản xuất, nhà cung cấp dầu, đường hay bất kỳ hàng hóa nào không? Ngoài việc phải tìm người bán, ta còn phải tìm người mua, tìm kho lưu trữ hàng hóa vì chúng là những sản phẩm thực!

Nhà sản xuất đường chỉ bán với khối lượng 50.508 kg, gấp 8,5 lần trọng lượng của một con voi. Liệu ta có thể lưu trữ nhiều như vậy không? Thực sự rất khó! Đấy là chưa kể đến việc hàng hóa có độ biến động cao hơn cổ phiếu vì giá hàng hóa bị ảnh hưởng bởi quan hệ cung - cầu.

Ngoài ra, ta còn phải lưu trữ và đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình. Nếu đầu tư vào kim loại quý (may mắn là chúng có số lượng nhỏ hơn đường), ta cần tìm một nơi cất giữ an toàn. Điều này khiến chi phí và độ phức tạp của khoản đầu tư tăng lên.

Giao dịch hàng hóa phái sinh với hợp đồng tương lai

Như đã nói trước đó, hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua bán giữa 2 bên. Trong đó, người bán đồng ý bán cho người mua một loại hàng hóa nhất định với khối lượng định trước vào một ngày cụ thể trong tương lai, còn người mua đồng ý mua hàng hóa với mức giá đã thỏa thuận vào ngày hết hạn hợp đồng.

Trong quá khứ, khi hợp đồng tương lai hết hạn, hàng hóa sẽ được chuyển từ tay người bán đến tay người mua. Tuy nhiên, ngày nay nhiều trader sử dụng hợp đồng tương lai làm công cụ đầu cơ tích trữ trên giá hàng hóa, và không có ý định sở hữu hàng hóa khi hợp đồng tương lai hết hạn.

Về cơ bản, nếu giá hàng hóa giữa ngày mua và hết hạn hợp đồng tăng, thì trader có thể bán hợp đồng tương lai với lợi nhuận. Nếu giá hàng hóa giảm trong thời gian này thì trader sẽ thua lỗ.

Một trong những lợi ích lớn nhất của giao dịch hàng hóa phái sinh với hợp đồng tương lai là tỷ lệ đòn bẩy. Nhờ nó, trader có thể thực hiện giao dịch với khối lượng lớn hơn số vốn hiện có. Ví dụ: Nếu hợp đồng tương lai có tỷ lệ đòn bẩy là 1:10 thì với $1 đầu tư trader có thể giao dịch hàng hóa phái sinh với giá trị tương đương $10.

Trader thích giao dịch hàng hóa phái sinh với hợp đồng tương lai vì có tỷ lệ đòn bẩy, nhưng trader cần nhớ rằng đây là sản phẩm tài chính phức tạp. Có rất nhiều vấn đề mà trader phải lưu tâm khi đánh giá giá cả thị trường và dự đoán hướng đi của hàng hóa trong tương lai. Ngoài việc nghiên cứu giá hàng hóa hiện tại, trader còn phải xem chi phí lưu kho, lãi suất và ảnh hưởng của chúng đến giá hàng hóa.

Trader đã sẵn sàng giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam? Hãy tải nền tảng giao dịch ngay bây giờ!

MetaTrader 5 là nền tảng giao dịch đa tài sản số 1 thế giới, với các tính năng quản trị đầu tư trên hàng nghìn công cụ tài chính - như cổ phiếu, Forex và hàng hóa. Admirals cung cấp nền tảng giao dịch này hoàn toàn MIỄN PHí! Thật tuyệt vời phải không!

Để tải nền tảng giao dịch MetaTrader 5, hãy click vào banner dưới đây và giao dịch trên tài khoản thực ngay hôm nay!

Hợp đồng quyền chọn: Kênh đầu tư hàng hóa phái sinh 2023 

Giống với hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn là một kênh đầu tư hàng hóa phái sinh cho phép trader giao dịch trên biến động giá của hàng hóa mà không cần phải mua hàng hóa thực. Hợp đồng quyền chọn cũng có tỷ lệ đòn bẩy như hợp đồng tương lai.

Giao dịch hàng hóa phái sinh với hợp đồng quyền chọn có 2 loại là - Quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option).

Trader sở hữu quyền chọn mua - call option có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải mua hợp đồng giao dịch hàng hóa tương lai với mức giá xác định trước (giá điểm) trong hoặc trước một thời gian cụ thể (ngày hết hạn). Ngược lại, trader sở hữu quyền chọn bán - put option có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải bán hợp đồng tương lai tại giá điểm trong và trước ngày hết hạn.

Nếu giá hàng hóa tương lai cao hơn giá điểm (strike price), trader có thể bán quyền chọn mua để thu về lợi nhuận. Ngược lại, với quyền chọn bán thì giá hợp đồng tương lai cần thấp hơn giá điểm.

Điều này nghĩa là ngoài việc nghiên cứu giá cả thị trường thay đổi như thế nào trong chiến lược giao dịch, trader cần xác định cả thời điểm mà những thay đổi này xảy ra.

Giao dịch hàng hóa ETF

ETF (quỹ hoán đổi danh mục) là một quỹ đầu tư vào các nhóm tài sản tài chính. Ta có thể đầu tư vào ETF thông qua sàn môi giới hoặc sở giao dịch chứng khoán.

ETF đầu tư vào các nhóm chứng khoán. Tuy nhiên, có một số quỹ ETF cũng đầu tư vào hàng hóa hữu hình (sản phẩm vật chất) như vàng, còn số khác thì đầu tư vào hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn.

Rủi ro trong giao dịch ETF chính là rủi ro của các tài sản tài chính nằm trong nó. Quỹ ETF đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ có rủi ro tương tự đầu tư hàng hóa hữu hình. ETF đầu tư vào hợp đồng tương lai thì có rủi ro giống hệt với mua bán hợp đồng tương lai. 

Lợi ích lớn nhất của đầu tư hàng hóa ETFs là sự đa dạng đi kèm với các nhóm tài sản tài chính. Thay vì đầu tư vào một tài sản tài chính duy nhất thì quỹ ETF cho phép trader đầu tư vào một nhóm tài sản tài chính. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc ta sẽ bỏ qua các biến động lớn đang diễn ra trong một loại hàng hóa nhất định.

Giao dịch hàng hóa thông qua cổ phiếu (commodity Share)

'Commodity share' là cổ phiếu do các công ty sản xuất hàng hóa phát hành. Doanh thu của những công ty này được tính dựa trên giá hàng hóa mà họ bán - nếu giá hàng hóa tăng, thì doanh thu của công ty tăng và giá cổ phiếu cũng tăng.

Rủi ro lớn nhất với phương pháp giao dịch này là doanh thu của công ty sản xuất hàng hóa không được như mong muốn vì giá hàng hóa bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như:

  • Cạnh tranh thị trường
  • Chi phí vận hành doanh nghiệp
  • Lãi suất
  • Hiệu quả kinh tế tại địa phương
  • Tỷ lệ giá/thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng/suy thoái

Giao dịch hàng hóa phái sinh CFD

Giống với hợp đồng tương lai và quyền chọn, CFD (Hợp đồng chênh lệch) là một công cụ giao dịch hàng hóa phái sinh.

CFD cho phép trader đầu cơ tích trữ dựa trên sự biến động giá hàng hóa và các tài sản tài chính khác mà không cần sở hữu tài sản thực. Hợp đồng chênh lệch do 2 nhân viên trong ngân hàng đầu tư UBS Warburg phát triển vào đầu những năm 1990 tại London

Về cơ bản, CFD là thỏa thuận mua bán giữa 2 bên - trader và sàn giao dịch hàng hóa. Khi thỏa thuận kết thúc, 2 bên thanh toán dựa trên sự chênh lệch giá tại thời điểm hợp đồng mở và hợp đồng đóng.

Nếu trader mở lệnh giao dịch long (mua) CFD trên vàng khi giá vàng là $1.525 và đóng giao dịch khi giá vàng lên $1.550, thì sẽ thu về $25 lợi nhuận từ sự chênh lệch giá vàng. Nếu giá vàng giảm xuống còn $1.500,thì trader sẽ lỗ mất $25. Nói một cách đơn giản, trader là người chịu chi phí cho sự chênh lệch giữa giá mở và đóng của hàng hóa mà họ giao dịch.

So với giao dịch hàng hóa tương lai và quyền chọn, việc mở/thoát lệnh giao dịch CFD đơn giản hơn nhiều. Vì thế, giao dịch hàng hóa phái sinh CFD rất nổi tiếng. Tuy không phải là quá dễ nhưng nó đem lại những lợi ích nhất định, như:

  • Tỷ lệ đòn bẩy - Trader có thể mở vị thế giao dịch lớn gấp 1000 lần số dư tài khoản hiện có.
  • 24h/5 ngày - Trader có thể giao dịch 24 giờ một ngày, 5 ngày một tuần, với nhiều loại hàng hóa trên khắp thế giới.
  • 0% hoa hồng - Trader không mất phí hoa hồng khi giao dịch hàng hóa, và có thể bắt đầu giao dịch chỉ với 200 Euro trong tài khoản.
  • Kiếm lời từ cả thị trường lên và xuống - Nếu dự đoán đúng xu hướng thị trường, trader có thể kiếm lời từ cả thị trường lên và xuống! Ngược lại thì có thể thua lỗ.

Trader thậm chí còn được nhiều lợi ích hơn khi giao dịch CFD với sàn giao dịch hàng hóa phái sinh Admirals, như:

  • Chính sách bảo vệ số dư âm: Nếu số dư tài khoản của trader xuống dưới 0, Admirals sẽ để nó về 0, chứ không để trader bị nợ chứng khoán.
  • Chi phí giao dịch thấp: Mức spread chỉ từ 0 pip
  • Truy cập nền tảng giao dịch nổi tiếng nhất thế giới: MetaTrader 4MetaTrader 5

Có 2 yếu tố vô cùng quan trọng trong đầu tư: Một là nền tảng giao dịch tốt. Hai là một sàn giao dịch hàng hóa đáng tin cậy. Admirals là sàn giao dịch chứng khoán đã đạt rất nhiều giải thưởng trên thế giới. Chúng tôi cho phép trader giao dịch hàng hóa phái sinh CFD, cùng nhiều thị trường tài chính khác như Forex, cổ phiếu và ETFs...

Giao dịch hàng hóa phái sinh CFD: Ví dụ

Hãy cùng Admirals tìm hiểu một ví dụ về giao dịch hàng hóa phái sinh CFD. Giả sử ta dự đoán giá dầu thô Brent giảm, nên ta mở lệnh giao dịch bán (short). Với giao dịch bán, trader mở lệnh giao dịch tại một mức giá nhất định và khi giá giảm thì trader đóng lệnh giao dịch rồi 'bỏ túi' phần chênh lệch.

Trong ví dụ này, giá thị trường của dầu thô Brent là $72,22/thùng. Khối lượng giao dịch tiêu chuẩn của một hợp đồng CFD là 1 lot tương đương 100 thùng. Vì thế, giá trị 1 lot dầu thô Brent sẽ là 7.222 USD.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà ta có là 1:10. Như vậy, để mở vị thế giao dịch có giá trị 1 lot hay 7.222 USD dầu thô Brent, ta cần có 722 USD trong tài khoản giao dịch. ($7.222/10 = $722).

Nếu trader mở giao dịch bán tại mức giá 72,22 sau đó đóng giao dịch tại mức giá 53,46 mỗi thùng thì chênh lệch giữa giá mở và đóng sẽ là 18,76 USD.

Mô tả: Biểu đồ hàng ngày của dầu thô Brent - Admirals MetaTrader 5. Phạm vi dữ liệu từ 30/04/2019 đến 16/06/2020. Được chụp ngày 20/09/2021. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các biểu đồ tài chính dùng trong bài viết này chỉ nhằm mục đích minh họa và không khuyến khích hay mời chào bất kì ai mua hoặc bán các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals(CFD, ETF, Cổ phiếu). Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.

Mô tả: Biểu đồ hàng ngày của dầu thô Brent - Admirals MetaTrader 5. Phạm vi dữ liệu từ 09/11/2014 đến 16/06/2020. Được chụp ngày 20/09/2021. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các biểu đồ tài chính dùng trong bài viết này chỉ nhằm mục đích minh họa và không khuyến khích hay mời chào bất kì ai mua hoặc bán các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals(CFD, ETF, Cổ phiếu). Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.

Để tính lợi nhuận thu được, ta nhân giá chênh lệch với khối lượng giao dịch và giá trị của 1 point. Mỗi loại hàng hóa có kích thước hợp đồng và giá trị 1 point khác nhau. Vì thế, trader cần lưu tâm đến vấn đề này khi tính lợi nhuận thu được.

Trong ví dụ trên, khối lượng giao dịch là 1 lot, tương đương với 100 thùng dầu thô Brent. Khi đó, ta có

(72,22 - 53,46) x 100 = 1.876 USD

18,76 x 100 x $1 = 1.876 USD

Như vậy, lợi nhuận ta thu được từ giao dịch hàng hóa phái sinh Brent sẽ là 1.876 USD. Xin lưu ý rằng, trong giao dịch bán, nếu giá của dầu thô Brent tăng thì trader sẽ lỗ.

Trader có thể tìm hiểu cách tính lợi nhuận giao dịch trong Hướng dẫn giao dịch CFD cho người mới bắt đầu. Công thức tính lời/lỗ của tất cả loại hàng hóa đều giống hệt nhau - chênh lệch giá x khối lượng giao dịch x giá trị của một point. Xin nhắc lại là mỗi loại công cụ giao dịch có kích thước hợp đồng và giá trị của một point khác nhau. Vì thế, trader cần lưu tâm đến chúng khi lên chiến lược giao dịch.

Phí giao dịch hàng hóa phái sinh

Trader cần nhớ rằng lợi nhuận giao dịch không đơn thuần là sự chênh lệch giữa giữa mở và đóng cửa - mà còn phải tính đến chi phí giao dịch.

Khi giao dịch hàng hóa phái sinh CFD, trader có 3 loại chi phí cần lưu ý:

  • Spread: Spreads là mức chênh lệch giữa giá bid (mua) và giá ask (bán) của một công cụ tài chính. Ví dụ: Nếu giá bid của Vàng là 1491,58 và giá ask là 1491,78 thì mức chênh lệch sẽ là 0,20. Để giao dịch tạo ra lợi nhuận thì ít nhất giá Vàng phải lớn hơn mức spread này.
  • Phí qua đêm (Swap): Nếu giữ vị thế giao dịch qua đêm, trader sẽ mất một khoản phí nhỏ vào lúc 23h59' theo múi giờ được sử dụng trên nền tảng giao dịch.
  • Phí hoa hồng: Một số công cụ giao dịch tính phí hoa hồng khi mở và đóng lệnh giao dịch. Tại Admirals, giao dịch cổ phiếu và ETF CFDs, cổ phiếu và ETF, cùng Forex và hàng hóa trên tài khoản Zero.MT4 đều tính phí hoa hồng.

Như vậy, để tính lợi nhuận giao dịch, chúng ta phải lấy kết quả thu được từ công thức trên trừ đi phí giao dịch hàng hóa phái sinh. Trader mới thường quên mất điều này khi thực hiện giao dịch đầu tiên. Vì thế, trader cần xây dựng chiến lược và tính phí giao dịch hàng hóa phái sinh để đảm bảo lợi nhuận thu về

Cách giao dịch hàng hóa hiệu quả

Từ đầu đến giờ, Admirals đã giải thích commodity là gì, giao dịch hàng hóa là gì và chia sẻ các kênh giao dịch hàng hóa phái sinh. Tuy nhiên, chúng tôi chưa đề cập đến việc làm thế nào để đầu tư hay giao dịch hàng hóa thành công.

Tuy không có phương pháp nào là chắc chắn tạo ra lợi nhuận, nhưng có rất nhiều cách giao dịch hàng hóa có thể giúp trader cải thiện khả năng thành công. Chúng gồm có:

  1. Nâng cao kiến thức
  2. Phân tích thị trường
  3. Quản trị rủi ro
  4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Hãy cùng Admirals tìm hiểu các phương pháp này nhé!

1. Nâng cao kiến thức giao dịch hàng hóa

Hiện nay, trader có rất nhiều nguồn thông tin để tìm hiểu về giao dịch hàng hóa, như các bài viết và nguồn tài nguyên miễn phí.

Tài khoản demo là một cách nâng cao kỹ năng giao dịch hàng hóa khá tuyệt vời - đặc biệt là trong việc nghiên cứu cơ chế hoạt động mở và đóng lệnh giao dịch cũng như tìm hiểu cách thị trường hoạt động. Tuy nhiên, tài khoản demo không thể giúp trader luyện tập tâm lý giao dịch hay cách quản lý tiền. Vì thế, trader cần chuyển sang tài khoản giao dịch thực khi đã sẵn sàng.

2. Phân tích thị trường giao dịch hàng hóa

Để đầu tư hàng hóa thành công, trader cần hiểu rõ nguyên nhân mình thực hiện giao dịch. Tại sao trader lại tin rằng thị trường hàng hóa sẽ lên hoặc xuống?

Phân tích thị trường hàng hóa thường zđược chia thành 2 nhóm: Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Phân tích cơ bản tập trung vào phân tích các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến giá của các loại hàng hóa khác nhau - đặc biệt là các yếu tố có liên quan đến quan hệ cung- cầu như đã đề cập trước đó. Phân tích cơ bản thường tập trung vào:

  • Các dữ liệu kinh tế vĩ mô: Xu hướng trong GDP, tỷ lệ thất nghiệp và doanh số bán lẻ. Chúng là những dấu hiệu thể hiện sức mạnh của nền kinh tế, và thường liên quan đến điểm mạnh/điểm yếu của giá hàng hóa công nghiệp.
  • Khách hàng tiêu dùng cuối cùng của từng loại hàng hóa: Đây là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua sắm những loại hàng hóa này
  • Mức cung: Trader có thẻ đánh giá mức cung dựa trên tin tức từ các báo cáo như báo cáo chăn nuôi gia súc (Cattle on Feed) của USDA. Báo cáo này cho trader biết mức cung gia súc trên thị trường trong tương lai và giúp trader dự đoán giá thịt bò.
  • Chu kỳ thị trường: Xác định chu kỳ thị trường lên hay xuống. Điều này có liên quan đến việc phân tích xu hướng thị trường dài hạn để đánh giá những vấn đề đang xảy ra ngày nay.
  • Các thay đổi chính sách của những nền kinh tế lớn và ảnh hưởng của chúng với nhu cầu hàng hóa.

Như trader có thể thấy, có rất nhiều thứ ta cần phải ghi nhớ! Và nếu ta không phải là một trader toàn thời gian với một đội ngũ nghiên cứu phân tích chuyên nghiệp, thì khả năng theo dõi thời tiết và chính sách của chính phủ không cao.

Đó là lý do vì sao nhiều trader sử dụng phân tích kỹ thuật để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Vậy phân tích kỹ thuật trong giao dịch hàng hóa là gì? Đó là nghiên cứu các mô hình và chỉ báo kỹ thuật trên biểu đồ giá hàng hóa để tìm ra dấu hiệu về xu hướng thị trường tương lai.

Ví dụ: Một công cụ phân tích kỹ thuật khá phổ biến với trader là đường trung bình động - moving average. Nó giúp ta xác định hướng đi tổng thể, hay xu hướng của một thị trường. Về cơ bản, moving average tính giá trị trung bình của các giá đóng cửa trước đó theo lựa chọn của trader để tìm ra mức giá 'trung bình' của thị trường. Sau đó, đường trung bình động được vẽ trên biểu đồ để trader thấy được xu hướng giá trung bình trước đó.

Mô tả: Biểu đồ hàng ngày của Vàng - Admirals MetaTrader 5. Phạm vi dữ liệu từ 01/05/2019 đến 16/06/2020. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các biểu đồ tài chính dùng trong bài viết này chỉ nhằm mục đích minh họa và không khuyến khích hay mời chào bất kì ai mua hoặc bán các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals(CFD, ETF, Cổ phiếu). Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.

Trong biểu đồ phía trên, đường trung bình động màu đỏ thể hiện giá trị trung bình của 50 phiên giao dịch gần nhất. Đường trung bình động màu xanh lá cây thể hiện giá trị trung bình của 100 phiên giao dịch gần nhất. Như trader có thể thấy, khi các bar giá nằm trên đường trung bình động 50 và đường trung bình động 100, giá có xu hướng tăng cao hơn. Đường trung bình động chỉ là một trong rất nhiều chỉ báo kỹ thuật miễn phí mà nền tảng giao dịch Admirals MT5 cung cấp.

3. Quản trị rủi ro giao dịch hàng hóa

Rất nhiều trader lựa chọn giao dịch hàng hóa - đặc biệt là giao dịch hàng hóa phái sinh CFD - vì với tỷ lệ đòn bẩy, trader có thể mở vị thế giao dịch lớn với khoản ký quỹ nhỏ, và khuếch đại lợi nhuận thu về.

Tuy nhiên, trader cần nhớ rằng tỷ lệ đòn bẩy cũng khuếch đại thua lỗ tương đương với số % mà lợi nhuận được khuếch đại. Như vậy, rủi ro của loại hình đầu tư này cũng cao hơn - đặc biệt là khi so sánh với đầu tư truyền thống.

Đó là lý do vì sao trader cần quản trị rủi ro. Có rất nhiều cách quản trị rủi ro đầu tư, một vài cách trong đó là:

  • Quản lý tiền hiệu quả: Đừng giao dịch nếu số tiền đầu tư lớn hơn mức độ rủi ro mà trader chấp nhận được
  • Khối lượng giao dịch hợp lý: Một nguyên tắc mà mọi trader nên áp dụng là không đầu tư quá 2% số dư tài khoản vào một hợp đồng giao dịch. Như vậy, nếu có $1.000 trong tài khoản, trader chỉ nên chấp nhận rủi ro tối đa $20 trên mỗi giao dịch. Nếu số dư tài khoản tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm thì mức rủi ro tối đa trader có thể chấp nhận được trên mỗi giao dịch cũng tăng giảm bấy nhiêu %.
  • Sử dụng lệnh cắt lỗ và chốt lời (stop loss và take profit): Dừng lỗ và chốt lời là các mức giá mà trader thiết lập trước để tự động đóng lệnh giao dịch. Lệnh cắt lỗ giúp trader hạn chế thua lỗ ở mức chấp nhận được - nếu một công cụ giao dịch di chuyển theo hướng ngược lại mong đợi của trader thì lệnh dừng lỗ sẽ tự động đóng vị thế giao dịch. Ngược lại, chốt lời sẽ tự động đóng lệnh giao dịch khi giao dịch đạt đến một mức lợi nhuận nhất định.
  • Theo sát chiến lược giao dịch: Rất nhiều trader mới mở nhiều lệnh giao dịch hàng hóa ngẫu nhiên và hy vọng rằng một trong số chúng sẽ đem lại lợi nhuận. Tệ hơn, nhiều trader giao dịch hàng hóa sau khi thua lỗ còn mở các lệnh giao dịch với khối lượng lớn hơn với hy vọng dùng một chiến thắng lớn để bù đắp tất cả thua lỗ trước đó. Tuy nhiên, thực tế thì trader nên có chiến lược đầu tư hàng hóa rõ ràng và bám sát chiến lược này - với những thông tin như mức rủi ro chấp nhận được, khi nào thì mở và đóng lệnh giao dịch.

Quản trị rủi ro là một phần thiết yếu của các chiến lược đầu tư thành công. Nhờ quản trị rủi ro, trader có thể tránh các thua lỗ vượt mức chấp nhận của bản thân. Trader mới thường cho rằng mình dễ dàng nhận ra thua lỗ, thoát lệnh giao dịch và mở lệnh giao dịch mới nên không cần quản trị rủi ro. Nhưng thực tế thì, cảm xúc khi giao dịch có thể khiến trader bối rối và không thể đưa ra quyết định. Khi đang ở trạng thái bình tĩnh trước khi giao dịch, trader thường không thể nghĩ đến điều này.

Cách tốt nhất để tránh mắc sai lầm là tuân theo chiến lược quản trị rủi ro.

4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư với giao dịch hàng hóa

Liệu trader đã từng nghe câu nói nổi tiếng 'Đừng đặt tất cả trứng vào một rỏ?' Câu nói này khá là đúng trong đầu tư - trader không nên đặt cược tất cả tiền đầu tư vào một loại tài sản, hay một thị trường tài chính duy nhất, vì nếu thị trường này suy thoái thì trader sẽ mất tất cả.

Trader nên xây dựng một danh mục đầu tư với nhiều loại tài sản, trong đó có cả hàng hóa. Như vậy, trader nên có một danh mục đầu tư gồm:

  • Hàng hóa kim loại như vàng và bạc
  • Hàng hóa năng lượng như khí tự nhiên và dầu thô
  • Hàng hóa nông sản như đường và cà phê
  • Cổ phiếu từ nhiều thị trường khác nhau - Mỹ, Anh, Châu Á - Thái Bình Dương
  • Chỉ số chứng khoán, đại diện cho một thị trường tài chính
  • Và nhiều loại tài sản tài chính khác!

Điều đáng mừng là trader có thể giao dịch hàng hóa phái sinh CFD với tất cả thị trường trên cùng Admirals!

Lựa chọn sàn giao hàng hóa Việt Nam

Nếu đang tìm kiếm một sàn giao dịch hàng hóa phái sinh CFD, trader cần xây dựng 1 checklist để chọn sàn giao dịch uy tín nhưng cũng phải có các điều kiện giao dịch và công cụ hỗ trợ tốt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận giao dịch.

Một số yếu tố trader cần lưu ý khi chọn sàn giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam là'

  • Được cấp phép kinh doanh: Sở giao dịch hàng hóa có được cấp phép kinh doanh không? Lý tưởng nhất là được cấp phép kinh doanh bởi các cơ quan tài chính trong khu vực?
  • Giải thưởng: Sàn giao dịch hàng hóa đã thắng được giải thưởng nào hay chưa? Thị trường tài chính vô cùng cạnh tranh và các sở giao dịch cũng thế. Đáng mừng là hiện nay có rất nhiều giải thưởng dành cho các sàn giao dịch hàng hóa. Dựa trên những giải thưởng này, trader sẽ biết được sàn giao dịch nào có nền tảng giao dịch, dịch vụ khách hàng tốt nhất.
  • Thị trường tài chính đa dạng: Sàn giao dịch cung cấp những thị trường tài chính nào? Một số sàn chứng khoán chỉ có Forex hoặc cổ phiếu. Tuy nhiên, danh mục đầu tư đa dạng lại là chìa khóa thành công trong giao dịch, và đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ dễ dàng hơn nếu sàn broker trader lựa chọn cung cấp nhiều công cụ tài chính.
  • Nền tảng giao dịch: Sàn chứng khoán cung cấp những nền tảng giao dịch nào? Nền tảng giao dịch đó có dễ sử dụng không, đặc biệt là với người mới bắt đầu? Có nhiều bài viết hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng không?
  • Chi phí giao dịch: Chi phí giao dịch là bao nhiêu? Hãy nghiên cứu mức spread, phí hoa hồng và phí qua đêm thật kỹ trước khi lựa chọn sàn giao dịch hàng hóa.
  • Dịch vụ khách hàng: Sàn chứng khoán có những phương pháp hỗ trợ khách hàng nào? Liệu sàn chứng khoán có thể hỗ trợ trader qua điện thoại không hay chỉ hỗ trợ qua diễn đàn?

Nếu vẫn đang tìm kiếm một sàn giao dịch hàng hóa quốc tế có trụ sở tại Việt Nam thì xin chúc mừng, trader không cần tìm đâu xa nữa! Admirals là một sàn giao dịch hàng hóa phái sinh CFD và Forex với hơn 30 giải thưởng quốc tế.

Chúng tôi cung cấp hàng nghìn thị trường tài chính, bao gồm giao dịch CFD trên hàng hóa, Forex, cổ phiếu, chỉ số và ETF. Chúng tôi cũng cung cấp những nền tảng giao dịch nổi tiếng nhất thế giới - MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Cả hai nền tảng này đều cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ giao dịch.

Admirals cố gắng hết sức để chi phí giao dịch thấp nhất có thể, với mức spread điển hình vô cùng cạnh tranh (4,2 pip cho Bạc, và 6 pip cho dầu thô Brent và WTI). Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp phí hoa hồng chỉ từ $0,01 trên mỗi cổ phiếu trong giao dịch cổ phiếu, ETFs và cổ phiếu và ETF CFD.

Cuối cùng, Admirals có sự hiện diện trên 35 quốc gia cùng nhiều phương thức hỗ trợ (điện thoại, email và văn phòng đại diện) bằng chính ngôn ngữ của trader.

Nhận ngay Rebate khi giao dịch hàng hóa phái sinh tài Việt Nam với Admirals

Admirals hiện đang có chương trình chiết khấu rebate. Trader sẽ nhận được ưu đãi hoàn tiền ngay khi đóng lệnh giao dịch. Mỗi tháng, tài khoản của trader sẽ tự động được hoàn lại một số tiền dựa trên khối lượng giao dịch trong tháng đó. Hãy click vào banner dưới đây và tận hưởng ưu đãi này ngay hôm nay! 

Bài viết liên quan

Về Admirals

Admirals là sàn giao dịch chứng khoán đã giành được rất nhiều giải thưởng Forex và CFD trên thế giới. Chúng tôi giao dịch trên hơn 8.000 công cụ tài chính thông qua các nền tảng phổ biến như MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Hãy bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm : Những dữ liệu được cung cấp trong bài viết có liên quan đến phân tích, đánh giá, dự đoán, nghiên cứu thị trường, báo cáo hằng tuần hay các thông tin tương tự (trong phần "Phân tích" dưới đây) đều được đăng tải trên trang web Admirals. Trước khi ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, vui lòng lưu ý những điểm sau đây:

1. Đây là một bài viết truyền thông marketing. Nội dung được đăng tải chỉ để cung cấp thông tin cho trader chứ không thể coi là những lời tư vấn hay khuyến khích đầu tư. Nó không phải một nghiên cứu đầu tư được chuẩn bị theo các yêu cầu pháp lý, và vì thế không thể bị cấm phát tán.

2. Bất kỳ quyết định đầu tư nào đều được thực hiện bởi quý khách hàng và Admirals không chịu bất kỳ trách nhiệm nào có liên quan đến thua lỗ hay mất mát từ quyết định này, dù cho nó có dựa trên nội dung của bài báo hay không.

3.Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tính khách quan của bài Phân Tích, Admirals đã đăng tải các quá trình nội bộ có liên quan để ngăn chặn và quản lý sự xung đột lợi ích.

4.Bài Phân tích này được chuẩn bị bởi chuyên gia phân tích của Admirals (ở đây được gọi là "Tác giả") dựa trên đánh giá cá nhân.

5.Với tất cả sự nỗ lực để đảm bảo rằng các nguồn thông tin trong bài viết là đáng tin cậy và được trình bày một cách dễ hiểu, rõ ràng và kịp thời, Admirals không thể đảm bảo bất kỳ thông tin nào trong bài Phân tích cũng diễn ra chính xác và đầy đủ trong hiện thực.

6.Bất kỳ sự biểu diễn nào trong quá khứ của các công cụ giao dịch chứng khoán được đề cập đến trong bài viết này không thể được diễn giải thành các nhận định hay lời hứa, đảm bảo hoặc ám chỉ đến kết quả tương lai bởi Admirals. Giá trị của công cụ giao dịch chứng khoán có thể tăng hoặc giảm chứ không thể đảm bảo giá trị của tài sản được giữ nguyên theo thời gian.

7.Các sản phẩm đòn bẩy (bao gồm cả hợp đồng chênh lệch) có tính chất đầu cơ tích trữ và có thể gây thua lỗ hoặc tạo ra lợi nhuận. Trước khi bắt đầu giao dịch chứng khoán, xin hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

TOP ARTICLES
Đầu Tư Thị Trường Tài Chính Là Gì Và Top 5 Thị Trường Tốt Nhất
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thị trường tài chính là gì, các thị trường tài chính tốt nhất năm 2023 và cách giao dịch chúng.2023 được coi là một năm chứng khoán nhiều biến động, đột phá với các trader và nhà đầu tư. Do đó, trader cần theo dõi các thị trường tài chính và côn...
Cách Mua EUR USD Là Gì? Giao Dịch Forex Cùng EUR/USD
Đô la Mỹ và Euro là hai trong số những loại tiền tệ nổi bật và nổi tiếng nhất trên thế giới. Cặp tiền tệ Euro so với Đô la Mỹ (EUR/USD) có khối lượng giao dịch toàn cầu lớn nhất, nghĩa là đây là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Cho dù bạn thấy công cụ này dễ giao dịch hay khó gia...
Stock Trader Là Gì? Hướng Dẫn Cách Làm Trader Thành Công
Khi nhắc đến "trader", chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh các nhà đầu tư đứng trong một sở giao dịch chứng khoán, vẫy giấy và hét lớn vào nhau. Tuy vậy, nghề trader đã phát triển rất nhiều kể từ khi Internet ra đời.Vậy trader là gì? Họ là ai? Trong bài viết này, Admirals sẽ cùng bạn tìm hiểu nghề tra...
Xem Tất Cả